Doanh nhân Mỹ - Trung kẹt giữa làn đạn thương chiến

Nguồn: | Tác giả:Hồng Thái | Thời gian phát hành:2025-04-11 | 14 Lượt xem: | Share:

Căng thẳng leo thang từ cuộc chiến thuế đang khiến các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn. Nhiều chủ doanh nghiệp thừa nhận rằng, trong bối cảnh hiện tại, việc duy trì hợp tác kinh doanh gần như là điều không tưởng.

Chủ một nhà máy sản xuất đồ chơi tại tỉnh Quảng Đông – một trong những trung tâm xuất khẩu lớn của Trung Quốc, chia sẻ rằng ông đã bị tác động gần như ngay lập tức sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đợt tăng thuế mới vào ngày 9/4.

Chỉ vài phút sau thông báo, một khách hàng từ Mỹ đã gọi điện để hủy đơn hàng mà hai bên đã ký từ tháng 3, vốn dự kiến sẽ được giao vào tháng 6. "Họ không thể chấp nhận mức giá mới khi thuế tăng lên,"
Theo ước tính của Capital Economics, một công ty phân tích thị trường có trụ sở tại London (Anh), nếu mức thuế cao hiện nay tiếp tục duy trì, lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm hơn 50% trong vài năm tới.

Trung Quốc cũng không đứng yên. Bắc Kinh đã tung đòn đáp trả bằng mức thuế 84% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ không lùi bước trong cuộc đối đầu thuế quan. Cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang bị cuốn sâu vào một cuộc chiến không khoan nhượng, trong khi giới doanh nghiệp trở thành những người chịu thiệt hại nặng nề nhất


Việt Nam và Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương

Vài giờ sau khi mức thuế đối ứng cao được tạm hoãn, Việt Nam - Mỹ đạt thống nhất sẽ đàm phán thỏa thuận thương mại song phương, trong đó có nội dung thuế.


Trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ ngày 10/4 (giờ Mỹ) tại Washington, Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.


Phó thủ tướng đã trao đổi với Chính phủ Mỹ để thống nhất việc tổ chức đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương giữa hai quốc gia. Đặc biệt, hai bên đã đồng ý xem xét đàm phán nội dung về thuế quan - trụ cột quan trọng nhất của thỏa thuận thương mại lần này.